Mục tiêu nghề nghiệp trong CV: Hướng dẫn & Ví dụ cho từng ngành

muc-tieu-nghe-nghiep-trong-cv
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Thông qua những chia sẻ về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sự phù hợp của bạn đối với vị trí ứng tuyển, cũng như sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty. Trên thực tế, bạn không thể ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV một cách đầy đủ và chi tiết nhất, vậy cách viết mục tiêu nghề nghiệp thế nào mới là hiệu quả và gây ấn tượng nhất?

Hãy cùng CakeResume giải đáp thắc mắc trên và tham khảo các mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay cho từng ngành nghề, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường đang tạo CV online nhé!

Mục tiêu nghề nghiệp là những thành tích, kết quả, kế hoạch, hoặc cấp bậc mà bạn muốn chinh phục trên hành trình sự nghiệp của mình.

Những chia sẻ cụ thể, bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng phần nào nắm rõ hơn về bản thân bạn, hiểu được những định hướng trong công việc bạn đề ra và từ đó đánh giá được sự phù hợp của bạn đối với định hướng hoạt động của doanh nghiệp.

Dưới đây là 7 bước giúp bạn viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV, đặc biệt là cho sinh viên mới ra trường:

1. Trình bày ngắn gọn, cụ thể

Vì phần mục tiêu công việc trong CV không có quá nhiều chỗ, do đó bạn phải viết một cách ngắn gọn, súc tích (tầm 2-3 câu) nhưng đồng thời phải thể hiện đầy đủ ý và mang nét đặc trưng riêng của bản thân.

2. Thể hiện điểm mạnh của bản thân

Thông qua mục tiêu nghề nghiệp, CV còn giúp nhà tuyển dụng thấy được năng lực và điểm mạnh của ứng viên. Ví dụ, thay vì viết chung chung về mục tiêu trong CV, bạn có thể chia sẻ bản thân có những kỹ năng và kinh nghiệm gì để đạt được thành tích đó.

3. Bám sát với sứ mệnh của doanh nghiệp

Không một doanh nghiệp nào muốn thuê nhân viên không có sự kiên định và luôn nhảy việc. Ngoài việc công ty sẽ tốn một nguồn phí và thời gian để đào tạo bạn thì việc bạn quyết định chuyển đổi công việc sẽ phần nào gây tổn hại đến tốc độ phát triển của công ty. Chính vì thế, hãy bày tỏ nguyện vọng muốn cống hiến và gắn bó lâu dài bằng việc trình bày rõ cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV nhé!

4. Đề cập đến thông tin có liên quan từ bản mô tả công việc

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những ứng viên có những kinh nghiệm trước đó. Hãy chọn ra từ một đến hai công việc hoặc kỹ năng có liên quan nhất, kèm theo đó là những nhiệm vụ mà bạn đã đảm nhiệm hoặc những thành tích cụ thể mà bạn đã gặt hái được khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Việc nêu ra những yếu tố liên quan cụ thể từ bản miêu tả công việc sẽ giúp chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn nắm rõ và biết được mình phải làm gì.

5. Nhấn mạnh lợi ích mà bạn có thể mang lại

Tất nhiên bất kỳ công ty nào khi thuê nhân viên cũng sẽ mong muốn họ cần tạo ra những kết quả tích cực, cụ thể đó chính là đem lại doanh thu, lợi nhuận hoặc sự tăng trưởng cho công ty. Do đó, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được tinh thần làm việc tích cực bằng những minh chứng và thành tựu mà bạn đạt được trong quá khứ. Ngoài ra, hãy tìm hiểu thêm về sứ mệnh và tầm nhìn của công ty – đây chính là cơ sở giúp bạn viết mục tiêu nghề nghiệp hay.

6. Hãy thể hiện một cách trung thực và thực tế

“Không ai đánh thuế ước mơ” – thật vậy, bạn không cần phải “ngại ngùng” khi nói về mong muốn, thậm chí là “tham vọng” của bản thân trên con đường sự nghiệp. Tuy nhiên, bạn nên nắm rõ năng lực của mình đang ở đâu để có thể đưa ra mục tiêu nghề nghiệp trong CV sao cho thực tế, có tính khả thi cao.

7. Tránh viết chung chung và mơ hồ

Với hàng ngàn hồ sơ ứng tuyển, bạn sẽ trở nên nhạt nhoà trong mắt nhà tuyển dụng và vô tình đánh mất cơ hội của mình nếu phần mục tiêu trong CV quá dài dòng hoặc quá mơ hồ, chung chung.

Dưới đây là các tip viết mục tiêu trong CV cho từng đối tượng để bạn tham khảo:

Mục tiêu ngắn hạn trong CV

Đây là những kế hoạch và dự định về công việc của bạn trong tương lai gần (thường là sẽ dưới 2 năm), ví dụ:

Mục tiêu dài hạn trong CV

Nhà tuyển dụng có thể đánh giá được bạn có phải là một người có tầm nhìn xa trông rộng và tư duy logic hay không, đặc biệt là có ý định gắn bó lâu dài với công ty hay không.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV cho sinh viên

Thường thì sinh viên mới ra trường sẽ có ít kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp, vì thế hãy làm nổi bật sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, đam mê cống hiến cũng như tinh thần cầu tiến khi đi xin việc.

muc-tieu-nghe-nghiep
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV tiếng Anh

Viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh cũng sẽ tương tự như viết bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng còn phần nào đánh giá được trình độ ngoại ngữ và sự phù hợp về văn hoá (culture fit) đối với môi trường làm việc ở đây đấy!

Mục tiêu nghề nghiệp lễ tân:

Mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự:

Mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên:

Mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên:

Mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư:

Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng:

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán:

– Tác giả bài viết: Casy Dang –