Đi sai làn đường là lỗi thường xuyên gặp phải khi tham gia giao thông. Vậy lỗi đi sai làn đường ô tô, xe máy phạt bao nhiêu 2023? Mời bạn đọc cùng Taimienphi.vn tìm hiểu chi tiết mức phạt và các lưu ý đối với lỗi vi phạm này qua bài viết sau.
Một trong những quy tắc chung mà Điều 9 Luật Giao thông đường bộ mới nhất quy định khi tham gia giao thông là phải đi đúng làn đường, phần đường đã quy định. Cụ thể:
- Tuân theo làn đường được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn thì phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường thì các xe đi như sau: xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
- Những phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Thông qua quy định trên có thể hiểu lỗi đi sai làn đường là việc điều khiển phương tiện đi vào phần đường không dành cho mình.
Theo quy định hiện hành, mức phạt lỗi đi sai làn đường 2023 như sau:
(1) Xe ô tô đi sai làn đường phạt bao nhiêu?
- Người lái xe ô tô đi sai làn đường: bị phạt tiền từ 4 triệu - 6 triệu đồng, và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 tháng - 3 tháng. (Căn cứ điểm đ khoản 5, điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019, điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021).
- Đi sai làn đường mà gây tai nạn giao thông thì: phạt tiền 10 triệu - 12 triệu đồng, tước bằng lái xe 2 tháng - 4 tháng. (Căn cứ điểm a khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100).
(2) Xe máy đi sai làn đường phạt bao nhiêu tiền?
- Đi sai làn đường: Phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng (Căn cứ điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100)
- Đi sai làn đường mà gây tai nạn giao thông: Phạt 4 triệu - 5 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX từ 2 tháng - 4 tháng. (Căn cứ điểm b khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)
(3) Mức phạt lỗi sai làn đối với xe máy chuyên dùng/máy kéo
- Đi sai làn đường: Phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng và bị tước quyền sử dụng bằng lái xe/chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông 1 tháng - 3 tháng. (Căn cứ điểm c khoản 3, điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019)
- Trường hợp gây tai nạn: Phạt 6 triệu đồng - 8 triệu đồng và tước bằng lái/chứng chỉ từ 2 tháng - 4 tháng. (Căn cứ điểm a khoản 7, điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100)
(4) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (xe đạp điện) đi sai làn phạt bao nhiêu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì trường hợp này phạt tiền 80.000 đồng - 100.000 đồng.
=> Có thể nhận thấy mức phạt giữa các phương tiện, mức độ vi phạm là khác nhau. Cao nhất là trường hợp người điều khiển xe ô tô đi sai làn (không đúng làn) gây tai nạn giao thông với mức phạt 12 triệu đồng và 05 triệu đồng với xe máy đi sai làn gây tai nạn.
Điều khiển xe máy tham gia giao thông trên đường, ngoài lỗi đi sai làn đường, nhiều người còn vi phạm lỗi nhu không xi nhan, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ,... Để nắm được chi tiết từng lỗi vi phạm, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết mức phạt lỗi xe đi vào đường cấm hay bài đi xe máy ngược chiều bị phạt bao nhiêu tiền để nắm rõ được các quy định cũng như mức phạt nhé.
Hiện nay, người điểu khiển phương tiện phạm lỗi đi sai làn đường thường không phân biệt được các biển báo chỉ dẫn.
- Biển gộp làn đường theo phương tiện (R.415a)
+ Tùy theo tình hình thực tế về số lượng làn đường và phương án tổ chức giao thông mà sử dụng các ký hiệu phương tiện trên các làn cho phù hợp.
+ Biển số R.415a chỉ là một trường hợp => Biển này không áp dụng với các xe chuyển làn để ra vào hoặc dừng, đỗ bên đường. Việc chuyển làn căn cứ vào vạch sơn thực tế trên đường để thực hiện cho phù hợp, an toàn.
+ Biển này chỉ áp dụng với những đoạn đường có 2 đến 4 làn đường cơ giới cho mỗi hướng lưu thông.
- Biển số R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h) "Làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe"
+ Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy.
+ Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên).
Riêng biển số R.412e "Làn đường dành cho xe buýt"
+ Vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt => các xe khác có thể đi vào làn xe này nhưng phải ưu tiên cho xe buýt (phải nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt);
+ Vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền => các phương tiện khác không được đi vào làn đường này.
Cụ thể các biển như sau:
+ Biển số R.412a "Làn đường dành cho xe ô tô khách" => Áp dụng cho ô tô khách (kể cả ô tô buýt).
Nếu cần phân làn các loại xe khách theo số chỗ ngồi thì ghi số chỗ ngồi cho phép của xe khách lên thân xe trong hình vẽ của biển. Ví dụ: "<>
Khi báo hiệu làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, bổ sung thêm cụm từ "BRT" trên biển R.412a.
+ Biển số R.412b "Làn đường dành cho xe ô tô con".
+ Biển số R.412c "Làn đường dành cho xe ôtô tải" => Cần phân làn dựa theo khối lượng chuyên chở của xe, thể hiện trên hình vẽ của biển.
+ Biển số R.412d "Làn đường dành cho xe máy": làn đường dành riêng cho xe máy và xe gắn máy.
+ Biển số R.412e "Làn đường dành cho xe buýt".
+ Biển số R.412f "Làn đường dành cho ô tô"
+ Biển số R.412g "Làn đường dành cho xe máy và xe đạp": làn đường dành riêng cho xe máy (xe gắn máy) và xe đạp (kể cả các loại xe thô sơ khác).
+ Biển số R.412h "Làn đường dành cho xe đạp": làn đường dành riêng cho xe đạp (kể cả các loại xe thô sơ khác).
https://thuthuat.taimienphi.vn/loi-di-sai-lan-duong-o-to-xe-may-phat-bao-nhieu-2023-74983n.aspx
Như vậy, thắc mắc lỗi đi sai làn đường ô tô, xe máy phạt bao nhiêu 2023 đã được Taimienphi.vn giải đáp. Tham gia giao thông an toàn, tuân thủ quy định, biển báo giao thông để đảm bảo tính mạng cho chính bạn và những người xung quanh.
Những tin mới hơn