WindowServer là gì? Tại sao process này lại chạy trên Mac?

Thứ hai - 06/05/2024 23:01
Trong quá trình kiểm tra Activity Monitor, đôi khi có thể bạn sẽ nhìn thấy process có tên WindowServer ngốn nhiều dung lượng CPU. Vậy WindowServer là gì? Tại sao process này lại chạy trên Mac?
Trong quá trình kiểm tra Activity Monitor, đôi khi có thể bạn sẽ nhìn thấy process có tên WindowServer ngốn nhiều dung lượng CPU. Vậy WindowServer là gì? Tại sao process này lại chạy trên Mac?

Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ giải thích cho bạn WindowServer là gì? Tại sao process này lại chạy trên Mac? Ngoài ra bạn có thể lên mạng để tìm hiểu thêm các process khác như kernel_task, hidd, mdsworker, installd và nhiều process khác.

windowserver la gi tai sao process nay lai chay tren mac

WindowServer là gì?

WindowServer là gì? Về cơ bản WindowServer là một phần cốt lõi của macOS, và là sợi dây liên kết giữa các ứng dụng và màn hình. Nếu bạn nhìn thấy một cái gì đó trên màn hình Mac, WindowServer đặt nó vào đó. Mỗi cửa sổ mà bạn mở, mỗi trang web mà bạn duyệt, mỗi game mà bạn chơi - WindowsServer “kéo” nó ra màn hình của bạn. Ngoài ra nếu am hiểu về mặt kỹ thuật bạn có thể đọc thêm tại hướng dẫn của nhà phát triển của Apple.

Có thể hiểu nôm na, WindowsServer là những gì mà macOS và các ứng dụng mà bạn chạy trên macOS, sử dụng để hiển thị mọi thứ trên màn hình của bạn. Process này hoàn toàn an toàn.

Tại sao WindowServer “ngốn” nhiều CPU?

Như đã đề cập ở trên, tất cả mọi ứng dụng đều giao tiếp với WindowServer để “kéo” mọi thứ lên màn hình. Nếu WindowServer đang ngốn nhiều CPU, thử đóng các ứng dụng và xem sử dụng CPU có giảm hay không. Nếu thấy dung lượng sử dụng CPU giảm một cách đáng kể sau khi đóng một ứng dụng cụ thể, có thể ứng dụng đó là “thủ phạm” gây ra lỗi CPU 100, trên Windows, chắc bạn cũng hay gặp lỗi CPU 100 rồi đúng không, có nhiều cách khác nhau giúp sửa lỗi CPU 100 để tăng hiệu suất hoạt động cho máy tính của bạn.

Để kiểm tra nhiệt độ CPU, bạn có thể sử dụng nhiều phần mềm khác nhau như CPUID HWMonitor hay SpeedFan ... đây đều là những phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU tốt nhất, trong đó, phần mềm CPUID HWMonitor được người dùng đánh giá cao so với các phần mềm còn lại.

Ở một mức độ nào đó, đây là điều bình thường: các chương trình liên tục thay đổi những gì hiển thị trên màn hình sẽ sử dụng khá nhiều WindowServer, đồng nghĩa với việc các ứng dụng đó sẽ sử dụng CPU cao. Vì vậy, một số game, trình biên tập video và các ứng dụng khác là nguyên nhân sử dụng WindowServer CPU tăng đột biến.

Đôi khi trong một số trường hợp phần mềm có thể gây ra lỗi sử dụng WindowServer CPU cao. Nếu phát hiện điều này và bạn không nghĩ rằng ứng dụng là “thủ phạm” khiến CPU tăng đột biến, có thể cân nhắc đến việc liên hệ với các nhà phát triển. Họ có thể giúp bạn khắc phục được vấn đề.

Nếu WindowServer tiếp tục sử dụng nhiều dung lượng ngay cả khi bạn không có nhiều ứng dụng, chương trình đang chạy. Đầu tiên bạn có thể lên mạng tham khảo cách tăng tốc Mac cũ, đặc biệt là phần giảm transparency. Bạn sẽ tìm thấy tùy chọn này trong System Preferences =>Accessibility =>Display, nó được biết đến là thủ phạm ngốn nhiều WindowSever CPU, đặc biệt là trên Mac cũ.

windowserver la gi tai sao process nay lai chay tren mac 2

Ngoài ra bạn cũng nên đóng hết các cửa sổ không cần thiết, đảm bảo trên màn hình desktop không có quá nhiều biểu tượng và giảm số lượng màn hình desktop sử dụng trong Mission Control. Nếu không , hãy cân nhắc đến việc reset lại NVRAM, có thể hữu ích trong một số trường hợp.

Một điều nữa cần ghi nhớ: nếu bạn sử dụng nhiều màn hình, WindowServer sẽ sử dụng nhiều CPU để thu “kéo” nhiều màn hình. Càng hiển thị nhiều màn hình, điều này càng đúng.

Trên đây Taimienphi.vn đã giải thích cho bạn WindowServer là gì? Tại sao process này lại chạy trên Mac? Hy vọng sau bài viết bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc đang sử dụng Mac có thêm nhiều kiến thức về các process trên Mac OS.

https://thuthuat.taimienphi.vn/windowserver-la-gi-tai-sao-process-nay-lai-chay-tren-mac-25215n.aspx
Ngoài ra, chúng tôi cũng đã có bài giới thiệu cách kết nối SSH server trên Windows, macOS và Linux, nếu quan tâm, bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn kết nối SSH server tại đây.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn