Kể từ Mac OS X Lion, trong quá trình cài đặt Mac OS bao gồm cả tạo một phân vùng Recovery HD, phân vùng này bị ẩn trong ổ khởi động của Mac. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể khởi động Mac vào phân vùng Recovery HD và sử dụng Disk Utility để khắc phục các sự cố liên quan đến ổ cứng, hoặc truy cập mạng để tìm hiểu các thông tin về sự cố mà bạn đang gặp phải hoặc cài đặt lại hệ điều hành Mac.
Liệu cách phân vùng trên Mac có giống với việc phân vùng ổ cứng trên Windows hay không, để phân vùng ổ cứng trên Windows, bạn có nhiều lựa chọn cũng như nhiều thời điểm khác nhau như khi cài Win hoặc đã cài Win xong.
Để tìm hiểu thêm cách sử dụng và tạo phân vùng Recovery HD trên Mac , bạn có thể tìm kiếm các thông tin, hướng dẫn cụ thể trên mạng về cách sử dụng phân vùng Recovery HD để cài đặt lại hoặc khắc phục các sự cố OS X.
Tạo phân vùng Recovery HD trên ổ đĩa ngoài
Apple cũng tạo ra một tiện ích có tên gọi là OS X Recovery Disk Assistant, tiện ích này có thể tạo bản sao Recovery HD trên bất kỳ ổ cứng gắn ngoài nào kết nối với Mac.
Đây hẳn là tin vui cho người dùng Mac muốn tạo phân vùng Recovery HD trên các ổ không phải ổ khởi động. Tuy nhiên tiện ích này chỉ có thể tạo phân vùng Recovery HD trên ổ cứng gắn ngoài mà thôi nên sẽ không hữu ích với người dùng Mac Pro, iMac, hoặc Mac mini có nhiều ổ cứng nội bộ.
Với sự trợ giúp của một số tính năng ẩn trên Mac OS, chỉ cần bỏ ra một chút thời gian và thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây là bạn có thể tạo một phân vùng Recovery HD trên bất kỳ ổ cứng nào, bao gồm cả ổ cứng nội bộ hay ổ cứng gắn ngoài.
2 cách tạo phân vùng Recovery HD trên Mac
Vì các tính năng có sẵn trong các phiên bản Mac OS khác nhau sẽ khác nhau, nên sẽ có những cách tạp phân vùng ổ cứng Recovery HD khác nhau. Dưới đây là 2 cách tạo phân vùng Recovery HD, tùy thuộc vào phiên bản Mac OS mà bạn đang sử dụng.
Cách cách tạo phân vùng Recovery HD đầu tiên áp dụng trên các phiên bản Mac OS X Lion đến Mac OS X Yosemite, và cách thứ 2 áp dụng cho OS X El Capitan, cũng như macOS Sierra và các phiên bản cao hơn.
Chuẩn bị
Để tạo bản sao phân vùng Recovery HD, trước tiên bạn phải có phân vùng Recovery HD trên ổ khởi động Mac, sử dụng để tạo bản sao phân vùng mới.
Nếu trên ổ khởi động không có phân vùng Recovery HD, bạn có thể tạo bản sao ổ USB Bootable Mac OS, bao gồm tất cả các tiện ích khôi phục tương tự như phân vùng Recovery HD. Tìm hiểu thêm các cách tạo bộ cài mac trên USB đã được Taimienphi.vn hương dẫn chi tiết.
Tham khảo cách tạo phân vùng Recovery HD trong phần tiếp theo dưới đây.
Tạo phân vùng Recovery HD trên các phiên bản Mac OS X Lion đến OS X Yosemite
Vì phân vùng Recovery HD bị ẩn, nên sẽ không hiển thị trên màn hình desktop hoặc trong tiện ích Disk Utility, hoặc các ứng dụng nhân bản khác. Để tạo bản sao phân vùng Recovery HD, trước hết bạn sẽ phải kích hoạt hiển thị phân vùng để ứng dụng nhân bản có thể làm việc với phân vùng.
Trên các phiên bản từ Mac OS X Lion đến OS X Yosemite, bạn có thể sử dụng tính năng ẩn trên tiện ích Disk Utility để kích hoạt phân vùng Recovery HD. Tiện ích Disk Utility bao gồm menu Debug ẩn có thể sử dụng để buộc phân vùng ẩn trong Disk Utility hiển thị.
Để tạo phân vùng Recovery HD trên các phiên bản Mac OS X Lion đến OS X Yosemite, bước đầu tiên là kích hoạt menu Debug trong Disk Utility.
Lưu ý rằng menu Debug trong Disk Utility chỉ có sẵn trên các phiên bản từ Mac OS X Lion đến OS X Yosemite. Nếu đang sử dụng các phiên bản Mac OS cao hơn, bạn có thể tham khảo cách tạo phân vùng Recovery Disk trong phần tiếp theo.
Tạo bản sao phân vùng Recovery HD
Sau khi kích hoạt menu Debug ẩn trong Disk Utility, thực hiện tiếp theo các bước dưới đây để tạo bản sao phân vùng Recovery HD.
Chuẩn bị phân vùng đích
Bạn có thể tạo bản sao phân vùng Recovery HD trên bất kỳ ổ nào được liệt kê trong Disk Utility, tuy nhiên quá trình nhân bản sẽ xóa sạch dữ liệu trong phân vùng đích.
Vì vậy giải pháp lý tưởng là thay đổi kích thước và tạo một phân vùng riêng cho phân vùng Recovery HD mới mà bạn sắp tạo. Phân vùng Recovery HD có thể rất nhỏ, tối thiểu là 650 MB, tuy nhiên bạn có thể thay đổi kích thước lớn hơn một chút. Disk Utility không thể tạo ra các phân vùng nhỏ, vì vậy chỉ cần sử dụng kích thước nhỏ nhất mà tiện ích có thể tạo ra.
Sau khi đã phân vùng được ổ đĩa đích, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Mở Disk Utility, nằm trong /Applications/Utilities.
Bước 2: Từ menu Debug, chọn Show Every Partition.
Bước 3: Phân vùng Recovery HD sẽ hiển thị trên danh sách Device trong Disk Utility.
Bước 4: Trong Disk Utility, chọn phân vùng Recovery HD gốc rồi click chọn tab Restore.
Bước 5: Kéo phân vùng Recovery HD vào khung Source.
Bước 6: Kéo phân vùng mà bạn muốn sử dụng cho Recovery HD vào khung Destination. Kiểm tra lại lần nữa để chắc chắn bạn đang sao chép đúng phân vùng vào phân vùng đích, vì bất kỳ phân vùng nào mà bạn kéo vào sẽ bị xóa sạch trong quá trình nhân bản.
Bước 7: Khi chắc chắn mọi thứ đều chính xác, click chọn nút Restore.
Bước 8: Disk Utility sẽ hỏi bạn có thực sự muốn xóa ổ đĩa đích hay không. Click chọn Earse.
Bước 9: Nhập mật khẩu tài khoản Admin của bạn. Nhập các thông tin yêu cầu rồi click chọn OK.
Bước 10: Quá trình nhân bản sẽ bắt đầu. Disk Utility sẽ hiển thị thanh trạng thái để người dùng biết được tiến trình cập nhật. Sau khi hoàn tất quá trình nhân bản, bạn đã có thể sử dụng phân vùng Recovery HD mới.
Lưu ý:
Phân vùng Recovery HD mới được tạo theo cách này sẽ không bị thiết lập ẩn, mà sẽ hiển thị ngay trên màn hình desktop. Bạn có thể sử dụng Disk Utility để ngắt kết nối (unmount) phân vùng Recovery HD nếu muốn. Thực hiện theo các bước dưới đây:
1. Chọn phân vùng Recovery HD mới trên danh sách Device trong Disk Utility.
2. Ở góc trên cùng cửa sổ Disk Utility, click chọn Unmount.
Nếu có nhiều phân vùng Recovery HD được gán trên Mac, bạn có thể chọn một phân vùng để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp bằng cách khởi động Mac đồng thời nhấn và phím mặc định. Thao tác này buộc máy Mac hiển thị tất cả các ổ đĩa có khả năng khởi động. Sau đó bạn có thể chọn một ổ để khởi động trong trương hợp khẩn cấp.
Tạo phân vùng Recovery HD trên Mac OS X El Capitan và các phiên bản cao hơn
Các bước tạo phân vùng Recovery HD trên ổ đĩa nội bộ trong OS X El Capitan và macOS Sierra phức tạp hơn một chút. Điều này là do kể từ OS X El Capitan, Apple đã gỡ bỏ menu Debug Disk Utility ẩn.
Vì Disk Utility không thể truy cập phân vùng Recovery HD ẩn, nên bạn sẽ phải sử dụng phương pháp khác để tạo phân vùng Recovery HD, cụ thể là sử dụng Terminal và phiên bản tiện ích dòng lệnh của Disk Utility là diskutil.
Sử dụng Terminal để tạo Disk Image trong phân vùng Recovery HD ẩn
Bước đầu tiên là tạo Disk image trong phân vùng Recovery HD ẩn. Disk image sẽ tạo bản sao phân vùng Recovery HD ẩn và thiết lập phân vùng này hiển thị, có thể dễ dàng truy cập trên màn hình desktop Mac.
Mở Terminal, nằm trong /Applications/Utilities.
Bước tiếp theo là tìm định danh cho phân vùng Recovery HD ẩn. Trên cửa sổ Terminal, nhập lệnh dưới đây vào:
diskutil list
Nhấn Enter hoặc Return.
Trên cửa sổ Terminal sẽ hiển thị danh sách tất cả các phân vùng mà Mac có thể truy cập, bao gồm cả các phân vùng ẩn. Tìm muc TYPE là Apple_Boot và NAME là Recovery HD.
Trong dòng có mục Recovery HD sẽ có phần định danh phân vùng Recovery HD được hiển thị trong mục Identifier. Tại đây bạn sẽ tìm thấy tên thực tế được hệ thống sử dụng để truy cập phân vùng. Nó có thể là một tên nào đó, chẳng hạn như:
disk1s3
Định danh phân vùng Recovery HD của bạn có thể sẽ khác, nhưng về cơ bản thì định danh này bao gồm “disk”, số, chữ “s” và số khác. Khi đã biết được định danh phân vùng Recovery HD, bạn thực hiện tiếp các bước dưới đây.
Bước 1: Nhập lệnh dưới đây vào cửa sổ Terminal, thay thế disk identifier bằng định danh mà bạn vừa lấy được ở bước trên:
sudo hdiutil create ~/Desktop/Recovery\ HD.dmg -srcdevice /dev/DiskIdentifier
Bước 2: Ví dụ, nếu định danh phân vùng Recovery HD của bạn là disk1s3, bạn nhập lệnh:
sudo hdiutil create ~/Desktop/Recovery\ HD.dmg -srcdevice /dev/disk1s3
Bước 3: Nhấn Enter hoặc Return.
Bước 4: Bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu Admin. Nhiệm vụ của bạn là nhập mật khẩu rồi nhấn Enter hoặc Return.
Bước 5: Recovery HD Disk image sẽ được tạo trên màn hình desktop Mac của bạn.
Sử dụng tiện ích Disk Utility để tạo phân vùng Recovery HD
Bước tiếp theo là tạo phân vùng ổ đĩa mà bạn muốn tạo phân vùng Recovery HD.
Trong bài viết này Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng tiện ích Disk Utility để tạo phân vùng Recovery HD trên các phiên bản Mac OS X El Capitan và các phiên bản cao hơn.
Phân vùng Recovery HD mà bạn tạo chỉ cần có kích thước lớn hơn một chút so với phân vùng Recovery HD, thông thường trong khoảng từ 650 MB đến 1.5 GB hoặc hơn. Tuy nhiên vì kích thước có thể thay đổi trên các phiên bản Mac OS X, vì vậy kích thước lý tưởng là lớn hơn 1.5 GB.
Sau khi đã phân vùng ổ đĩa được chọn, bạn có thể thực hiện tiếp các bước tạo phân vùng Recovery HD tại đây.
Sao chép Recovery HD Disk Image vào phân vùng
Bước cuối cùng là sao chép Recovery HD Disk Image vào phân vùng mà bạn vừa tạo. Sử dụng lệnh Restore trong ứng dụng Disk Utility để làm điều này.
Bước 1: Mở Disk Utility.
Bước 2: Trên cửa sổ Disk Utility, chọn phân vùng mà bạn vừa tạo.
Bước 3: Click chọn nút Restore trên thanh công cụ, hoặc chọn Restore trên menu Edit.
Bước 4: Trên màn hình sẽ hiển thị cửa sổ, click chọn nút Image.
Bước 5: Điều hướng đến file Recovery HD.dmg image mà bạn đã tạo trước đó. File này có thể nằm trong thư mục Desktop.
Bước 6: Chọn file Recovery HD.dmg rồi click chọn Open.
Bước 7: Trên cửa sổ Disk Uitlity, click chọn nút Restore.
Bước 8: Disk Utility sẽ tạo ra bản sao phân vùng Recovery HD. Sau khi quá trình hoàn tất, click chọn nút Done.
Bây giờ bạn đã có một phân vùng Recovery HD trên ổ đĩa đã chọn.
Ẩn phân vùng Recovery HD
Trong các phần trước Taimienphi.vn đã đề cập và hướng dẫn bạn cách sử dụng diskutil để tìm phân vùng Recovery HD, được thiết lập Type là Apple_Boot. Tuy nhiên phân vùng Recovery HD mà bạn vừa tạo không được thiết lập là Apple_Boot. Vì vậy nhiệm vụ cuối cùng của bạn là thiết lập Type của phân vùng đó đồng thời để ẩn phân vùng.
Trước tiên cần tìm định danh phân vùng Recovery HD mà bạn vừa tạo. Vì phân vùng này đang được gán trên Mac, nên bạn có thể sử dụng tiện ích Disk Utility để tìm định danh.
Bước 1: Mở Disk Utility.
Bước 2: Trên thanh sidebar, chọn phân vùng Recovery HD mà bạn vừa tạo. Đây là phân vùng duy nhất trong thanh sidebar vì chỉ có các thiết bị nhìn thấy mới được hiển thị trên thanh sidebar, và phân vùng Recovery HD vẫn bị ẩn.
Bước 3: Trên bảng ở phía bên phải, bạn sẽ nhìn thấy mục Device: note lại tên định danh. Nó tương tự như tên disk1s3 ở phần trên.
Bước 4: Với phân vùng Recovery HD được lựa chọn, click chọn nút Unmount trên thanh công cụ Disk Utility.
Bước 5: Mở Terminal.
Bước 6: Nhập lệnh dưới đây vào cửa sổ Terminal:
sudo asr adjust --target /dev/disk1s3 -settype Apple_Boot
Bước 7: Trong lệnh trên thay thế disk identifier bằng tên định danh phân vùng Recovery HD.
Bước 8: Nhấn Enter hoặc Return.
Bước 9: Nhập mật khẩu Admin nếu được yêu cầu.
Bước 10: Nhấn Enter hoặc Return.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-tao-phan-vung-recovery-hd-tren-mac-29034n.aspx
Trên đây Taimienphi.vn vừa giới thiệu cho bạn 2 cách tạo phân vùng ổ cứng Recovery HD trên Mac. Hiện nay, hệ điều hành Mac OS X đã có phiên bản mới nhất là macOS High Sierra, bạn có thể tải về vàcài macOS High Sierra trên máy tính của mình để trải nghiệm những tính năng mới của hệ điều hành này nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé!
Những tin cũ hơn