Phá sản là thủ tục để doanh nghiệp, hợp tác xã chấm dứt hoạt động. Vì vậy, để đảm bảo cho các công việc được diễn ra thuận lợi, nằm trong khuôn khổ quản lý thì việc ban Luật Phá sản là điều cần thiết và hợp lý.
* Tải Luật Phá sản mới nhất TẠI ĐÂY
- Luật Phá sản là văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự chung trong hoạt động phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Phá sản là một nội dung thuộcLuật Doanh nghiệp nhưng do đặc thù về chấm dứt hoạt động nên được quy định chi tiết tại Luật Phá sản.
- Văn bản pháp lý chính thức đầu tiên về phá sản sau năm 1975 là "Luật Phá sản doanh nghiệp" năm 1993, có hiệu lực ngày 01/7/1994.
- Đến năm 2004, Luật Phá sản mới được ban hành và có nhiều sửa đổi, bổ sung so với Luật năm 1993.
- Tuy nhiên, sau nhiều năm áp dụng, Luật Phá sản 2004 cũng dần bộc lộ những hạn chế dẫn đến hiệu quả trong thực tế không cao, điều này dẫn đến sự ra đời của Luật Phá sản 2014.
Như vậy, Luật Phá sản mới nhất đang có hiệu lực thi hành là Luật Phá sản năm 2014.
- Luật Phá sản 2014 số 51/2014/QH13 được thông qua ngày 19/6/2014 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2015.
- Kết cấu của Luật phá sản 2014 bao gồm 133 điều trong 14 chương với nhiều sự sửa đổi, bổ sung so với Luật Phá sản 2004.
- Phạm vi điều chỉnh của Luật Phá sản:
+ Trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản;
+ Xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản;
+ Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh;
+ Tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
- Đối tượng áp dụng của Luật Phá sản:
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
+ Thủ tục phá sản không được áp dụng với hộ kinh doanh.
Luật Phá sản 2014 có rất nhiều các điểm mới tích cực, ở góc độ của doanh nghiệp, hợp tác xã, Taimienphi.vn đưa ra một số các điểm mới có lợi như sau:
- Thêm thời hạn để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (Khoản 1, Điều 4).
- Bổ sung quy định về thương lượng trước khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ.
- Bổ sung quy định về thủ tục tuyên bố phá sản rút gọn nhằm tiết kiệm thời gian, tài chính.
- Bổ sung các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán tại Điều 20.
- Quy định về trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ.
https://thuthuat.taimienphi.vn/luat-pha-san-moi-nhat-73832n.aspx
Luật Phá sản đã và đang có vai trò quan trọng để đảm bảo cho thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được diễn ra thuận lợi, hợp pháp, bảo vệ được quyền, lợi ích cho các chủ nợ. Tiếp theo, bạn đọc có thể xem thêm một số văn bản quy phạm pháp luật như: Luật hợp tác xã, Luật đấu thầu, Luật sở hữu trí tuệ, ... để có thêm kiến thức, hiểu biết về hệ thống pháp luật Việt Nam.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn