Mẫu hợp đồng mượn nhà mới nhất và cách viết chi tiết

Thứ ba - 07/05/2024 03:02
Mượn nhà là giao dịch đặc biệt bởi nhà là tài sản có giá trị lớn và người ta luôn muốn khai thác triệt để các giá trị mà nó mang lại. Tuy nhiên, mượn nhà vẫn diễn ra giữa những người thân thiết với mục đích sử dụng để ở hoặc làm địa điểm kinh doanh,...Đây là lý do cho sự ra đời của , làm cơ sở tham khảo quan trọng cho những giao dịch liên quan đến đất đai.
Mục lục
Mượn nhà là giao dịch đặc biệt bởi nhà là tài sản có giá trị lớn và người ta luôn muốn khai thác triệt để các giá trị mà nó mang lại. Tuy nhiên, mượn nhà vẫn diễn ra giữa những người thân thiết với mục đích sử dụng để ở hoặc làm địa điểm kinh doanh,...Đây là lý do cho sự ra đời của mẫu hợp đồng mượn nhà, làm cơ sở tham khảo quan trọng cho những giao dịch liên quan đến đất đai.

Nhà ở là tài sản được phép cho mượn theo quy định tại Bộ luật dân sự và Luật Nhà ở. Là tài sản được quản lý chặt chẽ, pháp luật hiện hành yêu cầu hợp đồng mượn nhà ở phải được lập thành văn bản. Đó là lý do cho sự ra đời của các mẫu hợp đồng mượn nhà.

Hop dong cho muon nha de kinh doanh

Mẫu hợp đồng cho mượn nhà kinh doanh, làm văn phòng công ty mới nhất
 

Mục Lục bài viết:
1. Mẫu hợp đồng mượn nhà mới nhất năm 2023.
2. Các vấn đề pháp lý về hợp đồng mượn nhà.
2.1. Đối tượng của hợp đồng mượn nhà.
2.2. Nội dung chính của hợp đồng mượn nhà.
2.3. Hình thức của hợp đồng mượn nhà.
2.4. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mượn nhà.
2.5. Điều kiện để cho mượn nhà ở.
2.6. Hợp đồng mượn nhà chấm dứt khi nào?


1. Mẫu hợp đồng mượn nhà mới nhất năm 2023

- Mẫu số 01: Mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở.

Mau hop dong cho muon nha

- Mẫu số 02: Mẫu hợp đồng cho mượn nhà làm công ty.

Mau hop dong cho muon nha lam cong ty

* Download mẫu hợp đồng mượn nhà mới nhất TẠI ĐÂY

* Lưu ý khi soạn thảo:

- Với 02 mẫu hợp đồng tham khảo, người dùng chỉ cần điền các thông tin còn thiếu, rà soát lại các nội dung để sửa đổi hoặc bổ sung thêm những thông tin mà hai bên thống nhất.

- Thông tin cung cấp phải chính xác, hạn chế việc sửa đổi, bổ sung. Các bên phải hiểu rõ nội dung mà mình thỏa thuận để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp.
 

2. Các vấn đề pháp lý về hợp đồng mượn nhà


2.1. Đối tượng của hợp đồng mượn nhà

- Hợp đồng mượn nhà có đối tượng là nhà ở theo quy định tại Luật Nhà ở 2014 , kể cả nhà không có Giấy chứng nhận, trừ nhà ở công vụ, nhà ở xã hội trong thời gian thuê, thuê mua.
 

2.2. Nội dung chính của hợp đồng mượn nhà

- Hợp đồng mượn nhà phải đảm bảo đầy đủ các nội dung tại Điều 121 Luật Nhà ở, cụ thể:

+ Họ và tên, địa chỉ của các bên trong hợp hợp đồng.

+ Mô tả đặc điểm của nhà ở cho mượn, đặc điểm của thửa đất gắn với nhà ở đó.

+ Thời gian giao nhận nhà ở; thời hạn cho mượn nhà ở.

+ Quyền và nghĩa vụ các bên.

+ Cam kết của các bên.

+ Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

+ Thời gian ký hợp đồng.

+ Các bên ký, ghi rõ họ tên.

- Ngoài các nội dung trên, các bên có quyền thỏa thuận các nội dung khác không trái quy định pháp luật, đạo đức xã hội.
 

2.3. Hình thức của hợp đồng mượn nhà

- Hợp đồng mượn nhà bắt buộc phải lập thành văn bản, nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Điều này khác với quy định về mua bán hay tặng cho, trong đó, mua bán nhà ở thì phải công chứng, chứng thực. Xem thêm hợp đồng mua bán nhà ở tại Mẫu hợp đồng mua bán căn hộ.

Mau hop dong cho muon nha lam cong ty

Hợp đồng mượn nhà có cần công chứng? Quy định về hình thức hợp đồng cho mượn nhà làm văn phòng công ty, để ở theo Luật nhà ở 2014
 

2.4. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mượn nhà

- Căn cứ vào Điều 122 Luật Nhà ở, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mượn nhà do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận thì hiệu lực của hợp đồng phát sinh từ thời điểm ký kết hợp đồng.
 

2.5. Điều kiện để cho mượn nhà ở

- Bên cho mượn phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu nhà ở cho phép, ủy quyền.

- Cá nhân cho mượn nhà ở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.
 

2.6. Hợp đồng mượn nhà chấm dứt khi nào?

- Tại Điều 154 Luật Nhà ở quy định về 05 trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn nhà như sau:

+ Thời hạn cho mượn đã hết.

+ Nhà ở cho mượn không còn.

+ Bên mượn nhà ở chết, mất tích theo tuyên bố của Tòa án.

+ Nhà ở cho mượn có nguy cơ sụp đổ/thuộc diện có quyết định giải tỏa, phá dỡ, thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.

+ Theo thỏa thuận của các bên.

- Trong các trường hợp này, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng là trường hợp chấm dứt phổ biến nhất.

https://thuthuat.taimienphi.vn/mau-hop-dong-muon-nha-73858n.aspx
Trên đây là mẫu hợp đồng mượn nhà và các vấn đề pháp lý liên quan được Taimienphi.vn chia sẻ tới độc giả. Khi sử dụng mẫu hợp đồng mượn nhà, các bên có thể điều chỉnh nội dung, thêm bớt các điều khoản để phù hợp hơn với đối tượng cụ thể và mục đích của việc mượn nhà.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn