1. Mở bài:
- Giới thiệu tên truyện thơ, bài hát mà em yêu thích.
- Khái quát giá trị đặc sắc của tác phẩm đó.
2. Thân bài:
- Trình bày tóm tắt nội dung của tác phẩm.
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung của tác phẩm.
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về hình thức của tác phẩm.
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tác phẩm.
3. Kết bài:
- Khẳng định, khái quát lại những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu lên ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.
1. Dàn ý bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ mà bạn yêu thích:
1.1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát truyện "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu:
- Khái quát giá trị đặc sắc của tác phẩm:
+ Nội dung: đề cao đạo lí làm người.
+ Nghệ thuật: kết cấu đơn giản, từ ngữ địa phương gần gũi với người dân Nam Bộ.
1.2. Thân bài:
a) Tóm tắt nội dung của tác phẩm:
- Lục Vân Tiên là chàng trai văn võ toàn tài. Khi lên kinh dự thi đã cứu được Kiều Nguyệt Nga => Mối tình giữa hai người nảy nở.
- Lục Vân Tiên kết bạn với Vương Tử Trực, Hớn Minh và Trịnh Hâm, Bùi Kiệm.
- Lục Vân Tiên gặp nạn, bị Hâm, Kiệm hãm hại rồi được Trực, Minh cùng những nhân vật khác cứu giúp. Trải qua rất nhiều kiếp nạn, cuối cùng chàng cũng đỗ Trạng Nguyên.
- Kiều Nguyệt Nga bị ép hôn nên nàng đã trốn vào rừng. Khi Vân Tiên đi đánh giặc bị lạc, hai người gặp lại nhau rồi cùng sum vầy hạnh phúc.
b) Nét đặc sắc về nội dung:
* Truyện đề cao đạo lí làm người:
- Tình mẹ con, cha con:
+ Lục Vân Tiên sắp vào trường thi thì được tin mẹ mất, chàng bỏ tất cả đề về chịu tang mẹ. Trên đường đi, vì thương khóc mẹ nên bị mù cả hai mắt.
+ Bùi Công nhận Kiều Nguyệt Nga làm con nuôi và hết mực yêu thương.
- Tình cảm thủy chung, gắn bó sâu đậm trong tình yêu:
+ Sau khi được Vân Tiên cứu, Kiều Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với chàng.
+ Khi nghe tin Vân Tiên chết, Nguyệt Nga thề thủ tiết suốt đời.
+ Bị ép hôn: nàng tự tử, trốn.
=> Nguyệt Nga luôn chờ đợi, thủy chung một lòng một dạ với Lục Vân Tiên.
- Tình nghĩa bạn bè:
+ Hớn Minh và Vân Tiên cưu mang nhau trong những ngày tháng ở rừng.
+ Tử Trực khi thi đỗ làm quan vẫn không quên Vân Tiên.
* Truyện đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu người lúc nguy khốn:
+ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay bọn cướp Phong Lai.
+ Hớn Minh bẻ giò cậu công tử con quan vì ỷ thế ức hiếp dân lành.
+ Vân Tiên được ông Tiều, ông Ngư cứu mạng.
* Truyện thể hiện khát vọng về những điều công bằng, tốt đẹp, ở hiền gặp lành, chính nghĩa thắng gian tà ở nhân dân:
- Lục Vân Tiên là người tốt thế nên khi gặp kiếp nạn đều có người, tiên giúp đỡ, có cuộc sống êm đềm hạnh phúc về sau.
- Những nhân vật phản diện trong truyện đều có kết cục thảm hại.
* Truyện ca ngợi những người anh hùng trượng nghĩa, tài giỏi như Lục Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh.
c) Nét đặc sắc về nghệ thuật:
- Tác giả sử dụng từ ngữ địa phương gần gũi, quen thuộc với người dân Nam Bộ.
- Kết cấu ước lệ gần như đã trở thành khuôn mẫu.
- Thể thơ lục bát đặc trưng.
- Ca từ bình dị, dễ nghe dễ thuộc. Có thể cải biên thành các dạng sinh hoạt văn hóa như hát, nói, kể thơ,...
d) Đánh giá về tác phẩm:
- Truyện thơ đặc sắc, tiêu biểu của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và văn học thế kỉ 19 nói chung.
- Thể hiện được khát vọng của con người trong thời điểm bấy giờ.
- Đã trở thành khuôn mẫu, chuẩn mực khó lòng vượt qua.
1.3. Kết bài:
- Khẳng định, khái quát lại những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện "Lục Vân Tiên".
2. Bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ mà bạn yêu thích:
Nguyễn Đình Chiểu là tác gia xuất sắc của thế XIV. Ông đã có rất nhiều tác phẩm đáng giá về văn học và y học, nổi tiếng nhất là truyện thơ "Lục Vân Tiên". Truyện có kết cấu đơn giản, gần gũi với nhân dân, đề cao đạo lí làm người.
Tác phẩm kể về Lục Vân Tiên, một chàng trai văn võ toàn tài. Trong lúc đi lên kinh dự thi đã cứu được Kiều Nguyệt Nga. Từ đó, mối tình giữa hai người nảy nở. Trên hành trình này, Lục Vân Tiên còn kết bạn với Vương Tử Trực, Hớn Minh và Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Sau đó, Vân Tiên gặp nạn, bị Hâm, Kiệm hãm hại rồi được Trực, Minh cùng những nhân vật khác cứu giúp. Trải qua rất nhiều kiếp nạn, cuối cùng chàng cũng đỗ Trạng Nguyên. Kiều Nguyệt Nga trong khi ở nhà chờ đợi Vân Tiên thì bị ép hôn nên nàng đã trốn vào rừng. Khi Vân Tiên đi đánh giặc bị lạc, hai người gặp lại nhau rồi cùng sum vầy hạnh phúc.
Thông qua tác phẩm này, Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm rất nhiều đạo lí làm người. Tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu người lúc nguy khốn được tác giả đề cao, coi trọng. Cụ thể ở các chi tiết như: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay bọn cướp Phong Lai; Hớn Minh bẻ giò cậu công tử con quan vì ỷ thế ức hiếp dân lành; Vân Tiên được ông Tiều, ông Ngư cứu mạng. Tất cả những hành động trên đều được các nhân vật thực hiện với tinh thần nghĩa hiệp, vô tư, không mong cầu báo đáp. Ngoài ra, truyện còn thể hiện khát vọng về những điều công bằng, tốt đẹp ở nhân dân. Lục Vân Tiên là người tốt thế nên khi gặp kiếp nạn đều có người, tiên giúp đỡ, có cuộc sống êm đềm hạnh phúc về sau. Các nhân vật phản diện trong truyện đều có kết cục thảm hại. Còn người anh hùng trương nghĩa, tài giỏi như Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh hiện lên với vẻ đẹp toàn diện đã có cuộc sống hạnh phúc về sau. Từ đó đạo lí ở hiền gặp lành, chính nghĩa thắng gian tà được thể hiện rất rõ ràng.
Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng thể lục bát đặc trưng của dân tộc và những từ ngữ địa phương gần gũi, quen thuộc với người dân Nam Bộ để tạo nên truyện thơ "Lục Vân Tiên". Điều này đã khiến cho câu chuyện trở nên thật bình dị. Những đạo lí lớn lao cũng dễ đi vào trong lòng nhân dân. Không chỉ tồn tại dưới dạng truyện thơ Nôm, tác phẩm còn được cải biên thành các dạng sinh hoạt văn hóa như hát, nói, kể thơ,... Từ đó, ta thấy được sức sống mãnh liệt của truyện thơ "Lục Vân Tiên" trong đời sống con người.
"Lục Vân Tiên" là câu chuyện mang tính ước lệ, khuôn mẫu. Nó đã thể hiện được khát vọng của con người trong thời điểm bấy giờ, trở thành tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và văn học thế kỉ 19 nói chung. Đến tận ngày nay, những đạo lí về lẽ sống trong truyện thơ này vẫn còn được đề cao. Những con người anh hùng như Vân Tiên, chung thủy như Kiều Nguyệt Nga vẫn được xã hội coi trọng.
Trong kho tàng những tác phẩm truyện thơ Nôm của Việt Nam thì "Lục Vân Tiên" vẫn được xếp vào hàng xuất sắc nhất. Những giá trị mà tác phẩm mang lại vẫn còn dư âm đến mãi muôn đời.
1. Dàn ý bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một bài hát mà bạn yêu thích:
1.1. Mở bài:
- Giới thiệu về ca khúc "Em ơi, Hà Nội phố" (thơ Phan Vũ, nhạc Phú Quang).
- Khái quát về giá trị của bài hát.
1.2. Thân bài:
a) Bài thơ "Hà Nội - phố" của nhà thơ Phan Vũ:
* Nội dung:
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Năm 1972, khi Hà Nội bị máy bay Mỹ ném bom.
+ Nhà thơ viết tác phẩm để thể hiện tình yêu với vùng đất này.
- Tác phẩm có 443 câu thơ chia làm 3 khổ
- Xuyên suốt tác phẩm là những âm thanh, hình ảnh quen thuộc với con người Hà Nội.
* Nghệ thuật:
- Thể thơ: tự do, trường ca.
- Điệp từ: "Em ơi! Hà Nội - phố" và "Ta còn em"
=> Em chính là Hà Nội => Nỗi niềm xót xa, lo lắng cho những con phố thân quen nay chìm trong bom đạn, nỗi buồn thầm kín vì những điều đẹp đẽ giờ sắp hóa tro tàn.
- Liệt kê những khung cảnh, âm thanh của Hà Nội => Tái hiện một vùng đất cổ kính, tươi đẹp.
b) Ca khúc "Em ơi, Hà Nội phố của nhạc sĩ Phú Quang:
- Ca từ:
+ Từ một bài thơ 443 câu, bài hát được rút lại còn 21 câu.
+ Giữ nguyên những lời thơ đặc trưng như "Ta còn em".
=> Vẫn giữ được cảm xúc, nỗi nhớ nhung hoài niệm về Hà Nội những tháng năm xưa cũ.
- Giai điệu: chậm rãi, ngân vang gợi hoài niệm.
- Biểu diễn:
+ Bài hát ra đời năm 1987, được ca sĩ Lệ Thu thể hiện rồi được đông đảo khán giả yêu thích.
+ Được rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Bằng Kiều, Cẩm Vân,... thể hiện.
- Ý nghĩa: Là một trong những ca khúc hay và nổi tiếng nhất về Hà Nội.
1.3. Kết bài:
- Tổng kết lại giá trị của bài hát: Ca khúc còn mãi với thời gian.
2. Bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một bài hát mà bạn yêu thích:
Trong những ngày Hà Nội bị máy bay Mỹ bắn phá ác liệt, có một tác phẩm tuyệt vời đã ra đời. Thế nhưng nó chỉ được nằm trong ngăn kéo của người nghệ sĩ cho đến hơn mười năm sau, tác phẩm thơ này được phổ nhạc và trở nên nổi tiếng với đông đảo khán giả. Đó chính là tác phẩm "Em ơi, Hà Nội phố", thơ Phan Vũ, nhạc Phú Quang.
Năm 1972, nhà thơ Phan Vũ sống trên một căn gác ở phố Hàng Bún. Ông nhớ lại thành phố những ngày chưa bị tàn phá và đặt bút viết nên "Hà Nội - phố". Bài thơ có 443 câu thơ, chia làm ba khổ. Xuyên suốt bài thơ là những âm thanh, hình ảnh thuộc với con người Hà Nội: thang gác thân gỗ, "nắng chiều phai trên sóng Hồ Tây", xe điện lanh canh, tiếng chuông nhà thờ ngân nga,... Chọn thể loại thơ trường ca tự do, Phan Vũ đã bộc lộ được hết những điều đẹp đẽ, thanh bình của vùng đất cố đô. Đặc biệt, biện pháp điệp "Em ơi! Hà Nội - phố" và "Ta còn em" đã thể hiện nỗi niềm xót xa, lo lắng cho những con phố thân quen nay chìm trong bom đạn, nỗi buồn vì những điều đẹp đẽ giờ hóa tro tàn. Chủ thể chính trong bài thơ - Hà Nội đã được tác giả gọi bằng tiếng "em" thân thương, quen thuộc.
Sau này, nhạc sĩ Phú Quang đã phổ nhạc cho bài thơ. 443 câu giờ được chắt lọc, rút lại còn 21 lời hát. Tuy ngắn gọn nhưng bài hát vẫn giữa được cảm xúc, nỗi nhớ nhung hoài niệm về Hà Nội của những tháng năm xưa cũ. Có được điều đó là do cụm từ "Ta còn em" được giữ nguyên và lặp lại nhiều lần. Giai điệu chậm rãi, ngân vang cũng khiến khán giả bồi hồi, xúc động khi lắng nghe những câu hát này:
"Em ơi Hà Nội phố
Ta còn em, mùi hoàng lan
Ta còn em, mùi hoa sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ
Ai đó chờ ai
Tóc xõa vai mềm
Ta còn em, cây bàng mồ côi mùa đông
..."
Bài hát được biểu diễn lần đầu tiên bởi ca sĩ Lệ Thu rồi được đông đảo khán giả yêu thích. Sau này, có rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Bằng Kiều, Cẩm Vân,... thể hiện lại. Với mỗi giọng ca, khán giả lại có những cảm xúc, chiêm nghiệm khác nhau về bài hát, về Hà Nội.
Hơn 40 năm ra đời, "Em ơi, Hà Nội phố" đã trở thành một trong những ca khúc bất hủ về Hà Nội. Đến nay, nhạc phẩm vẫn thường xuyên được thể hiện trong các chương trình nổi tiếng. Đây xứng đáng được coi là một khúc ca còn mãi với thời gian.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-gia-tri-dac-sac-cua-mot-truyen-tho-hay-bai-hat-yeu-thich-76646n.aspx
Khi phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát yêu thích, em chú ý phân tích cả phần nội dung (lời văn, câu từ,...) và phần nghệ thuật (các biện pháp tu từ, cách thể hiện, giai điệu,...). Mời em xem thêm những bài văn mẫu lớp 11 khác có sẵn trên Taimienphi.vn như: Trình bày về giá trị của một truyện thơ hoặc một bài hát yêu thích.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn