Dàn ý nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ngắn nhất

Thứ tư - 08/05/2024 04:45
Trong quá trình học môn Ngữ văn trong nhà trường, các em sẽ bắt gặp rất nhiều đề văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Để rèn luyện kĩ năng làm bài, em có thể tham khảo trên Taimienphi.vn nhé!
Mục lục
Trong quá trình học môn Ngữ văn trong nhà trường, các em sẽ bắt gặp rất nhiều đề văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Để rèn luyện kĩ năng làm bài, em có thể tham khảo Dàn ý nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trên Taimienphi.vn nhé!

Dàn ý nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

dan y nghi luan ve tac pham truyen hoac doan trich ngan nhat

Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ngắn gọn



I. Dàn ý nghị luận về một tình huống truyện hoặc đoạn trích ngắn nhất - Mẫu 1

1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu khái quát về tình huống truyện.
2. Thân bài:
a) Giải thích:
- Tình huống truyện là tình huống có vấn đề mà qua đó tác giả làm nổi bật tình cảm, tính cách của nhân vật.
- Có ba loại tình huống truyện:
+ Tình huống tâm trạng.
+ Tình huống nhận thức.
+ Tình huống hành động.
b) Phân tích tình huống truyện:
- Phân tích tình huống truyện để từ đó làm nổi bật được tính cách, phẩm chất của nhân vật.
c) Ý nghĩa của tình huống truyện:
- Giúp người đọc cảm nhận được tình cảm, tính cách của nhân vật.
- Giúp làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
- Mang đến những thông điệp sâu sắc cho độc giả.
3. Kết bài:
- Khái quát lại về ý nghĩa của tình huống đối với tác phẩm.
- Cảm nhận của em về tình huống.

-----------------------

Mời em tham khảo thêm các nội dung khác trên Taimienphi.vn như: Phân tích nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà, Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà


II. Dàn ý nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ngắn gọn - Mẫu 2

1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Khái quát về nhân vật.
2. Thân bài:
a) Phân tích nhân vật:
- Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của nhân vật.
- Phân tích từng đặc điểm của nhân vật:
+ Lời nói.
+ Hành động.
+ Tính cách, phẩm chất.
b) Nêu đánh giá về nhân vật:
- Nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp xã hội nào?
- Qua nhân vật, nhà văn muốn gửi gắm bài học gì?
c) Nêu đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Ngôi kể
- Ngôn ngữ.
- Giọng điệu.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại đặc điểm nhân vật.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.
van mau nghi luan ve tac pham truyen hoac doan trich hay nhat

Nêu dàn ý chung của thể loại văn nghị luận về một tác phẩm truyện đoạn trích


III. Dàn ý nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích - Mẫu 3

1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Khái quát về vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài:
a) Khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
- Nội dung chính của tác phẩm.
b) Phân tích nội dung tác phẩm:
- Phân tích, cảm nhận vấn đề theo yêu cầu của đề bài.
c) Phân tích nghệ thuật của tác phẩm:
- Khái quát về giá trị nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ.
+ Giọng điệu.
+ Ngôi kể.
+ Các biện pháp tu từ.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-nghi-luan-ve-tac-pham-truyen-hoac-doan-trich-75877n.aspx
Hi vọng các mẫu Dàn ý nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích chi tiết bên trên sẽ giúp em có thêm những định hướng khi làm bài.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết