Sự phát triển kinh tế của một quốc gia không thể thiếu đi hoạt động đầu tư công - hoạt động đầu tư của nhà nước. Chính vì tầm quan trọng đó, Luật Đầu tư công ra đời, cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành tạo nên hành lang pháp lý điều chỉnh việc thực hiện hoạt động này.
* Tải Luật Đầu tư công TẠI ĐÂY
- Luật Đầu tư công được ban hành đầu tiên là Luật Đầu tư công 2014, có hiệu lực ngày 01/01/2015 sau đó được sửa đổi, bổ sung vào năm 2018 và được quy định chi tiết bởi Nghị định 136 hướng dẫn luật đầu tư công.
- Tuy nhiên, trải qua các năm tồn tại, Luật Đầu tư công 2014 cũng bộc lộ các hạn chế, do vậy, đến năm 2019, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư công 2019, có hiệu lực ngày 01/01/2020 và được áp dụng cho đến hiện nay.
Như vậy, Luật Đầu tư công mới nhất đang được áp dụng là Luật số 39/2019/QH14. Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư công 2019 là Nghị định 40/2020/NĐ-CP.
- Luật Đầu tư công 2019 được tổ chức thành 06 Chương với 101 Điều.
- Đối tượng áp dụng của Luật Đầu tư công: Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia/có liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.
- Nội dung chính: Quy định về quản lý nhà nước trong đầu tư công; quản lý sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.
- Nguyên tắc áp dụng: Luật Đầu tư công sẽ là văn bản điều chỉnh chính thức, chuyên ngành về việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, hoạt động đầu tư, nếu nội dung của Luật khác với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng theo Điều ước quốc tế.
Luật Đầu tư công 2019 có nhiều điểm mới, trong đó nổi bật có thể kể đến các nội dung sau:
- Thay đổi thành phần vốn đầu tư công tại Khoản 22, Điều 4. Cụ thể gồm có: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư.
- Thay đổi tên điều luật và bổ sung đối tượng đầu tư công tại Điều 5, trước đây không sử dụng "Đối tượng đầu tư công" mà sử dụng" Lĩnh vực đầu tư công".
- Bổ sung quy định về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công tại Điều 97, trước đây Luật đầu tư 2014 không có quy định về nội dung này.
- Quy định cụ thể hơn về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án (như thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ)
- Quy định các nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư gồm có:
+ Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
+ Nhiệm vụ quy hoạch;
+ Dự án đầu tư công khẩn cấp;
+ Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Đây là một số điểm mới đáng chú ý, ngoài ra còn có các điểm mới khác nhằm tạo cơ sở pháp lý hoàn thiện hơn trong hoạt động đầu tư công. Qua hơn hai năm thực hiện, đến năm 2023, Luật Đầu tư công vẫn đang là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước, buộc các đối tượng liên quan phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh và hiệu quả.
https://thuthuat.taimienphi.vn/luat-dau-tu-cong-73773n.aspx
Hy vọng những thông tin mà Taimienphi.vn cung cấp đến bạn về Luật Đầu tư công cũng như các văn bản khác sẽ hữu ích! Bạn đọc có thể xem thêm các luật khác như: Luật đấu giá tài sản, Luật Đấu thầu, Luật đầu tư 2020,...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn