Trong bài viết dưới đây, Taimienphi.vn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu sự khác nhau giữa iPv4 và iPv6, phân biệt giữa hai giao thức này xem chúng có đặc điểm gì nổi bật nhé.
Sự khác nhau giữa iPv4 và IPv6
IPv4 Subnetting
Thuật ngữ "subnetting" có nguồn gốc từ việc phân chia các địa chỉ theo định dạng classful và các dải địa chỉ ban đầu của IPv4.
Có 3 lớp (class) chính mà chúng ra cần quan tâm là: class A (lớp A) dành riêng cho các địa chỉ của các tổ chức lớn trên thế giới, class B (lớp B) và class C (lớp C) dành cho các tổ chức hạng trung và nhỏ trên thế giới.
Vấn đề sau khi phân bổ các địa chỉ rõ ràng và sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức muốn kết nối với các địa chỉ đang xảy ra nhanh chóng. Để tránh tình trạng này, subnetting đã được phát triển, cho phép phân chia thêm 3 phạm vi chính này. Chẳng hạn, thay vì phân chia một mạng thành 8-bit, 16-bit và 24-bit, bây giờ có thể phân chia từ 8 đến 30 bit.
Hầu hết chúng ta đều biết rằng ngay cả việc sử dụng subnetting (chia mạng con) và các công nghệ khác (NAT) thì vấn đề phân bổ vẫn còn tồn tại.
IPv6 đã được phát triển để làm giải pháp khắc phục vấn đề phân bổ địa chỉ. Với IPv6, không gian địa chỉ lên đến 128 bits (từ 32 bits lên 128 bits), điều này làm tăng tổng số không gian địa chỉ có sẵn từ 4.294.967.296 (trên 4 tỷ) địa chỉ lên đến 3,40 X 1038.
IPv6 Subnetting
Với IPv6 thì thuật ngữ “subnetting” không hoàn toàn chính xác. IPv6 chỉ là phân bổ địa chỉ bình thường, và có không gian địa chỉ 128-bit có thể được phân chia theo một số cách khác nhau.
Ví dụ, khi viết tất cả địa bắt đầu bằng chữ số nhị phân "001" được gọi là địa chỉ Global Unicast. Đây là phạm vi mà Regional Internet Registries (RIR) phân bổ địa chỉ IPv6.
Làm thế nào để các địa chỉ từ địa chỉ Global được phân bổ đến Regional Internet registries (RIRs) - có thể là một vài đơn vị của RIR - và sau đó là các Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và để kết thúc tại các trang web.
Trong ví dụ dưới đây, việc phân bổ địa chỉ IPv6 đến RIR cụ thể (chẳng hạn như American Registry for Internet Numbers [ARIN]) bắt đầu từ khoảng /23. Từ các khối địa chỉ này, các RIR phân bổ và gán địa chỉ IPv6 cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tùy theo yêu cầu. Địa chỉ được gán theo cách này thường bắt đầu khoảng /32.
Đối với một trang web cuối cùng, quy tắc chung là phân bổ giữa khoảng /48 và khoảng /56 và sử dụng 64 bits cuối cùng cho host ID.
Điều này có nghĩa là tổ chức cuối cùng được cấp trong khoảng từ 8 đến 16 bit không gian subnetting (từ bit thứ 49 đến bit thứ 64 hoặc từ bit thứ 57 đến bit thứ 64 dành cho địa chỉ nội bộ). Bạn có thể nhìn hình ảnh dưới đây:
Sự khác nhau giữa iPv4 và IPv6
Cách mà IPv6 được phân chia có thể thay đổi theo thời gian khi mà nhu cầu sử dụng địa chỉ ngày một tăng lên. Mỗi RIR được cung cấp khả năng thay đổi phương pháp phân bổ địa chỉ của họ, do đó việc phân bổ địa chỉ chính xác phụ thuộc vào một RIR cụ thể chịu trách nhiệm cho từng khu vực.
Các nguyên tắc phân lớp IPv4 và IPv6 không có sự khác biệt - mà chỉ khác nhau về quy mô. Chỉ nhìn vào các ký tự thập lục phân được sử dụng cho IPv6 có thể khiến nhiều người dùng mới “hoa mắt”.
https://thuthuat.taimienphi.vn/su-khac-nhau-giua-ipv4-va-ipv6-23763n.aspx
Như vậy, qua bài viết sự khác nhau giữa iPv4 và IPv6 bạn đọc đã có thể hiểu về cách hoạt động cũng như dễ dàng phân biệt iPv4 và iPv6 là gì
Những tin cũ hơn