Tổ chức và cá nhân đều có nghĩa vụ nộp thuế và đóng thuế theo quy định của nhà nước. Nếu nộp thuế không đúng thời hạn quy định tổ chức, cá nhân sẽ phải nộp thêm mức phạt chậm nộp thuế mới nhất.
- Theo Khoản 3 Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019 thì nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm là trách nhiệm của người nộp thuế. Do đó, trường hợp vi phạm thời hạn nộp thuế theo quy định thì sẽ bị xử phạt.
- Vậy việc xác định chậm nộp thuế dựa vào:
+ Thời hạn quy định;
+ Thời hạn gia hạn nộp thuế;
+ Thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế;
+ Thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế.
Theo Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, khi chậm nộp thuế, người nộp thuế sẽ bị xử phạt theo hình thức là phải nộp "tiền chậm nộp". Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Mức phạt chậm nộp thuế = Tiền thuế chậm nộp x 0.03% x số ngày chậm nộp
Trong đó:
- Thời gian (số ngày) tính tiền chậm nộp:
+ Tính liên tục từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày người nộp thuế nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước (Điều 21 Thông tư 80/2021/TT-BTC).
+ Theo Công văn 4384/TCT-CS ngày 12/11/2021 thì đây cũng là điểm mới về cách xác định thời gian tính tiền chậm nộp. Quy định cũ tính thời gian từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Như vậy, theo quy định hiện hành thì thời gian tính tiền chậm nộp giảm 02 ngày.
- Tiền thuế chậm nộp: Người nộp thuế tự xác định và nộp vào ngân sách nhà nước.
Công ty X kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) tháng 1/2022, phát sinh số thuế phải nộp là 60 triệu đồng. Hạn nộp thuế là 20/2/2022. Đến ngày 25/2/2022 công ty mới nộp số tiền thuế trên. Như vậy công ty đã có hành vi chậm nộp thuế.
Ta thấy:
- Thời hạn nộp thuế: 20/2/2022.
- Ngày phát sinh tiền chậm nộp là ngày 21/2/2022.
- Ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp là ngày 22/2/2022 (Đây chính là ngày bị phạt, phải nộp tiền chậm nộp)
- Ngày nộp thuế là ngày 25/2/2022 => Ngày liền kề trước là ngày 24/2/2022 (Ngày phạt chậm nộp tính đến ngày này)
=> Như vậy, trường hợp này công ty X phải nộp tiền phạt chậm nộp thuế cho thời gian là 03 ngày (ngày 22, 23, 24/2).
- Số tiền thuế chậm nộp: 60 triệu đồng.
=> Mức phạt là: 60 triệu x 0.03% x 3 = 54.000 đồng.
Theo Khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 thì trong những trường hợp sau, người nộp thuế sẽ không bị tính tiền chậm nộp:
- Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán.
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán.
- Đối với hàng hóa phải phân tích, giám định; hàng chưa có giá tại thời điểm khai hải quan; thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức.
5.1 Trường hợp nào được miễn tiền phạt chậm nộp thuế?
- Theo Khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 thì trường hợp bất khả kháng sau đây sẽ được miễn tiền phạt chậm nộp thuế (miễn tiền chậm nộp):
Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;
Các trường hợp bất khả kháng khác do Chính phủ quy định.
Lưu ý những trường hợp này phải làm hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 23 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
5.2 Khi nào người nộp thuế sẽ được thông báo về tiền chậm nộp?
Theo Khoản 2 Điều 21 Thông tư 80/2021/TT-BTC, người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp 30 ngày trở lên, thì hàng tháng, cơ quan thuế sẽ có thông báo về số tiền chậm nộp cùng với thông báo tiền thuế nợ.
https://thuthuat.taimienphi.vn/muc-phat-cham-nop-thue-69102n.aspx
Trên đây là thông tin về mức phạt chậm nộp thuế mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Bạn đọc theo dõi và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định pháp luật.
Những tin cũ hơn