Luật Lâm nghiệp có 12 chương, 108 điều, đã thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp, góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Mời bạn đọc cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung chi tiết tại bài viết sau.
* Tải Luật Lâm nghiệp mới nhất Tại đây
- Luật Lâm nghiệp mới nhất hiện đang có hiệu lực thi hành là Luật Lâm nghiệp 2017. Đây là văn bản thay thế cho Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004.
- Luật Lâm nghiệp có 12 chương, 108 điều, cụ thể như sau:
+ Chương I: Những quy định chung
+ Chương II: Quy hoạch lâm nghiệp
+ Chương III: Quản lý rừng
+ Chương IV: Bảo vệ rừng
+ Chương V: Phát triển rừng
+ Chương VI: Sử dụng rừng
+ Chương VII: Chế biến và thương mại lâm sản
+ Chương VIII: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
+ Chương IX: Định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp
+ Chương X: Khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp
+ Chương XI: Quản lý nhà nước về lâm nghiệp và Kiểm lâm
+ Chương XII: Điều khoản thi hành
- Phạm vi điều chỉnh: Vấn đề quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
Luật Lâm nghiệp 2017 thay thế Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 có nhiều quy định mới được bổ sung, sau đây là một số nội dung:
- Tại khoản 1 Điều 2 Luật Lâm nghiệp xác định "lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản". So với quy định cũ đã mở rộng phạm vi điều chỉnh.
- Cũng theo Điều 2 Luật này, rừng được xác định theo các tiêu chí là (1) diện tích, (2) chiều cao cây và (3) độ tàn che của cây rừng. Trong khi đó, Luật cũ chưa quy định cụ thể về chiều cao và diện tích.
- Luật Lâm nghiệp bổ sung thêm rừng tín ngưỡng, rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (đối với rừng đặc dụng); thêm rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới đối với rừng phòng hộ.
- Theo Điều 7 của Luật Lâm nghiệp, nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân, gồm có: rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ và rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác.
- Riêng với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cộng đồng dân cư chỉ được sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, bao gồm:
+ Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư;
+ Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.
Đây là nội dung mới được Luật Lâm nghiệp quy định từ Điều 61 - Điều 65. Quy định này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc khai thác rừng, từ sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ sang sản phẩm phi gỗ, từ đó tạo thêm nguồn tài chính bền vững để đầu tư trực tiếp vào rừng.
Đây là quy định hoàn toàn mới so với luật cũ. Theo đó, việc trồng rừng thay thế sẽ tạo điều kiện để đảm bảo rừng luôn được duy trì và phát triển. Bên cạnh đó, việc trồng rừng thay thế phải bằng 03 lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.
Như vậy, Luật Lâm nghiệp với nhiều quy định mới sẽ góp phần tạo nên cơ sở pháp lý cho việc quản lý, khai thác, bảo vệ rừng. Thông qua các quy định cụ thể, cá nhân, tổ chức liên quan sẽ có trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
https://thuthuat.taimienphi.vn/luat-lam-nghiep-73819n.aspx
Bạn đọc có thể xem thêm các văn bản quy phạm pháp luật khác như: Luật kinh tế, Luật chứng khoán, Luật khoáng sản,...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn