Luật ngân sách hay Luật Ngân sách nhà nước là văn bản pháp lý quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát ngân sách nhà nước; giúp quản lý, điều hành các công việc liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của Taimienphi.vn để biết thêm thông tin.
* Danh mục từ viết tắt:
- NSNN: Ngân sách nhà nước.
- DN: Doanh nghiệp.
- UBND: Ủy ban nhân dân.
* Tải luật ngân sách nhà nước mới nhất TẠI ĐÂY
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất hiện đang có hiệu lực thi hành là Luật ngân sách nhà nước 2015; có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017.
- Luật NSNN năm 2015 gồm 7 Chương, với 77 Điều:
+ Chương I: Những quy định chung, gồm 18 Điều (từ Điều 1 đến Điều 18).
+ Chương II: Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về NSNN, gồm 16 Điều (từ Điều 19 đến Điều 34).
+ Chương III: Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp, gồm 06 Điều (từ Điều 35 đến Điều 40).
+ Chương IV: Lập dự toán NSNN, gồm 08 Điều (từ Điều 41 đến Điều 48).
+ Chương V: Chấp hành NSNN, gồm 14 Điều (từ Điều 49 đến Điều 62).
+ Chương VI: Kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN, gồm 11 Điều (từ Điều 63 đến Điều 73).
+ Chương VII: Điều khoản thi hành, gồm 04 Điều (từ Điều 74 đến Điều 77).
- Phạm vi điều chỉnh: lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát NSNN; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực NSNN.
- Đối tượng áp dụng gồm có:
+ Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.
+ Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao.
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến ngân sách nhà nước.
* Theo Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước, các khoản thu ngân sách gồm có:
- Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
- Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do CQNN thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và DN nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
- Các khoản thu khác mà pháp luật quy định.
* Các khoản chi của NSNN gồm có:
- Chi đầu tư phát triển;
- Chi dự trữ quốc gia;
- Chi thường xuyên;
- Chi trả nợ lãi;
- Chi viện trợ;
- Các khoản chi khác mà pháp luật quy định.
Ngoài ra, phạm vi ngân sách nhà nước còn có bội chi NSNN và tổng mức vay của ngân sách nhà nước.
* Quỹ dự trữ tài chính: Là quỹ của Nhà nước, hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm lập quỹ dự trữ tài chính: Chính phủ, UBND cấp tỉnh.
- Nguồn để lập quỹ: các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm và các nguồn tài chính khác.
- Yêu cầu: Số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó.
- Trường hợp sử dụng quỹ dự trữ tài chính:
+ Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách;
+ Trường hợp thu NSNN hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán => được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định;
Và thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn.
+ Yêu cầu: Mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ.
* Dự phòng ngân sách: Là một khoản mục trong dự toán chi ngân sách chưa phân bổ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở từng cấp ngân sách.
Theo quy định của luật Ngân sách nhà nước thì:
- Mức bố trí dự phòng: từ 2% - 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp.
- Mục đích sử dụng dự phòng NSNN:
+ Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán;
+ Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;
+ Chi hỗ trợ các địa phương khác.
- Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách:
+ Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương.
+ UBND các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình.
Hoạt động ở các UBND, HĐND thực hiện theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.
- Nội dung công khai:
+ Số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước;
+ Kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia.
- Cách thức công khai: gồm một trong những cách sau đây:
+ Công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Phát hành ấn phẩm;
+ Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
+ Đưa lên trang thông tin điện tử;
+ Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trên đây là một số nội dung cơ bản của luật ngân sách mà chúng tôi tổng hợp được. Vẫn có nhiều nội dung quan trọng nếu bạn đọc có nhu cầu thì có thể tìm hiểu thêm. Đây đều là quy định đảm bảo cho việc quản lý ngân sách nhà nước.
https://thuthuat.taimienphi.vn/luat-ngan-sach-73820n.aspx
Ngoài ra, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các luật khác trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam như: Luật nhà ở, Luật phá sản, Luật phòng cháy chữa cháy,...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn