Luật khiếu nại mới nhất, Luật số 02/2011/QH13 và những điểm mới

Thứ ba - 07/05/2024 23:24
Cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính phải thực hiện theo quy định tại 2011. Đây là cơ sở pháp lý trực tiếp giúp đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.
Mục lục
Cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính phải thực hiện theo quy định tại Luật Khiếu nại 2011. Đây là cơ sở pháp lý trực tiếp giúp đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.

Khiếu nại là quyền của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp, để đảm bảo quyền này một cách triệt để, Luật Khiếu nại 2011 được ban hành đòi hỏi các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan phải tuân thủ và thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để.

luat khieu nai moi nhat 2022 luat so 02 2011 qh13 va nhung diem moi

Nội dung Luật Khiếu nại tố cáo số 02/2011/QH13 và những điểm mới của nghị định 124/2020/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành luật khiếu nại
 

Mục Lục bài viết:
1. Luật Khiếu nại 2011 có hiệu lực khi nào?
2. Nội dung cơ bản và một số điểm mới của Luật Khiếu nại năm 2011.
2.1. Nội dung cơ bản Luật Khiếu nại 2011.
2.2. Một số điểm mới của Luật Khiếu nại 2011.

* Tải Luật khiếu nại mới nhất TẠI ĐÂY


1. Luật Khiếu nại 2011 có hiệu lực khi nào?

- Trước đây, khiếu nại được quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo 1998, sau đó, nhận thấy sự cần thiết phải tách biệt hai lĩnh vực này, Quốc hội đã ban hành Luật Khiếu nại 2011 và Luật tố cáo 2011 - nay là Luật Tố cáo 2018 (luật hiện hành).

- Nếu như Luật Tố cáo 2011 đã hết hiệu lực do Luật Tố cáo 2018 có hiệu lực thì đến nay Luật Khiếu nại 2011 vẫn còn được áp dụng và vẫn thể hiện được đúng ý nghĩa của mình.

- Luật Khiếu nại 2011 được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2011 và có hiệu lực vào ngày 01/7/2012. Kể từ ngày 01/7/2012, các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung) hết hiệu lực thi hành.
 

2. Nội dung cơ bản và một số điểm mới của Luật Khiếu nại năm 2011

Sau đây là một số thông tin về nội dung cũng như điểm mới của Luật Khiếu nại:


2.1. Nội dung cơ bản Luật Khiếu nại 2011

08 chương và 70 Điều là kết cấu của Luật Khiếu nại 2011, cụ thể:

- Chương I: Những quy định chung.

- Chương II: Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính.

- Chương III: Giải quyết khiếu nại.

- Chương IV: Khiếu nại, giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

- Chương V: Tiếp công dân.

- Chương VI: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc quản lý công tác giải quyết khiếu nại.

- Chương VII: Xử lý vi phạm.

- Chương VIII: Điều khoản thi hành.

Ở góc độ của công dân, cá nhân cần nắm các quy định sau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình:

+ Khiếu nại là gì?

+ Đối tượng khiếu nại là gì?

+ Trình tự khiếu nại như thế nào?

+ Hình thức khiếu nại ra sao?

+ Thời hạn khiếu nại bao lâu?

+ Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại?

- Phạm vi áp dụng của Luật Khiếu nại 2011: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tiếp công dân; quản lý, giám sát công tác giải quyết khiếu nại.

luat khieu nai moi nhat 2022 luat so 02 2011 qh13 va nhung diem moi 2

Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 điều chỉnh những nội dung gì?
 

2.2. Một số điểm mới của Luật Khiếu nại 2011

- Luật Khiếu nại 2011 so với Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 (đã được sửa đổi bổ sung) có một số các điểm mới sau:

+ Khái niệm "quyết định hành chính" tại Khoản 8, Điều 2.

+ Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại, kể cả ngay từ khi nhận thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật mà không cần khiếu nại lần đầu.

+ Bổ sung các trường hợp khiếu nại không được thụ lý để giải quyết tại Điều 11.

+ Giải quyết khiếu nại trong trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung tại Khoản 4, Điều 8.

https://thuthuat.taimienphi.vn/luat-khieu-nai-73816n.aspx
Có thể thấy, Luật khiếu nại 2011 đã có sự sửa đổi, bổ sung quy định về tiếp công dân tại, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014. Hy vọng những chia sẻ của Taimienphi.vn sẽ giúp độc giả hiểu và tuân thủ một cách triệt để quy định về khiếu nại. Bạn đọc có thể xem thêm nhiều bài viết khác về các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật hợp tác xã, Luật ngân sách, Luật nghĩa vụ quân sự,... cập nhật liên tục bởi Taimienphi.vn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn