Một số nguy cơ tiềm ẩn của việc ngậm ti giả đối với trẻ

Thứ hai - 13/05/2024 00:47
Với bài viết Một số nguy cơ tiềm ẩn của việc ngậm ti giả đối với trẻ sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Đừng quên theo dõi pgdphurieng.edu.vn nhé.
Mục lục

Đối với nhiều trẻ nhỏ, ti giả là một vật dụng quen thuốc được dùng khi trẻ có thói quen thường xuyên mút tay hoặc để làm quen với núm vú giả để dễ dàng chuyển sang bú bình. Mặc dù đem đến lợi ích nhưng ti giả vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ gây hại mà bố mẹ cần biết.

Ngậm ti giả khiến trẻ lười bú

Cho trẻ sơ sinh dùng ti giả sớm và thường xuyên có thể dẫn đến hiện tượng trẻ chán bú, thậm chí bị đầy hơi và chướng bụng. Do ti giả có cấu trúc tương tự như ti mẹ, khi trẻ ngậm vẫn thực hiện các hành động mút, nuốt hơi…dẫn đến hít nhiều không khí vào bụng và gây đầy hơi cho trẻ.

Cho trẻ sử dụng ti giả thường xuyên có thể làm cho trẻ trở nên lười biếng trong việc bú mẹ, mất đi sự hứng thú khi bú mẹ và buộc phải ngừng việc cho con bú sữa mẹ sớm hơn so với những trẻ khác. Việc ngưng cho con bú sữa mẹ sớm có thể làm yếu đi hệ miễn dịch của trẻ, khiến cho trẻ phải bắt đầu tiếp nhận thức ăn rắn sớm, từ đó dễ mắc phải các vấn đề liên quan đến tiêu hóa và thiếu hụt các chất dinh dưỡng.

Một số nguy cơ tiềm ẩn của việc ngậm ti giả đối với trẻNgậm ti giả khiến trẻ lười bú

Ngậm ti giả tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Trong quá trình sử dụng ti giả, nếu không đảm bảo vệ sinh thì có thể dẫn đến tình trạng viêm họng và tiêu chảy ở trẻ. Thực tế khi trẻ ngậm ti giả, có thể ti giả bị rơi ra khỏi miệng mà không được làm sạch kỹ, dẫn đến nhiễm khuẩn và gây bệnh.

Ngậm ti giả tăng nguy cơ nhiễm khuẩnNgậm ti giả tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Ảnh hưởng đến cấu trúc hàm

Đối với những em bé dưới 1 tuổi, việc sử dụng ti giả không gây ra nhiều tác động đối với cấu trúc của hàm của trẻ. Nhưng đối với những em bé trên 1 tuổi là lúc răng bắt đầu mọc, việc sử dụng ti giả thường xuyên có thể gây ra các vấn đề như răng mọc lệch, lệch hàm, hoặc trề môi, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của hàm răng.

Ngoài ra, dùng ti giả cũng có thể làm cho răng cửa của em bé dễ bị thưa, mọc lệch, hoặc dẫn đến các vấn đề như vẩu hàm, lệch khớp cắn…

Ảnh hưởng đến cấu trúc hàmẢnh hưởng đến cấu trúc hàm

Khiến trẻ chậm nói

Dùng ti giả trong thời gian dài có thể gây chậm nói ở trẻ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng.

Nguyên nhân là vì ti giả lúc nào cũng ở trong miệng thì những cử động của môi, miệng và lưỡi sẽ trở nên khó khăn. Do đó, việc phát triển kỹ năng nói của trẻ sẽ gặp khó khăn hơn và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc của trẻ.

Khiến trẻ chậm nóiKhiến trẻ chậm nói

Trẻ bị phụ thuộc

Nếu việc ngậm ti đã trở thành một thói quen thì khi không có ti giả, trẻ sẽ trở nên khó chịu, quấy khóc, không chịu chơi, không ngủ, hoặc thậm chí từ chối ăn… Nếu trẻ đã quen với việc ngậm ti giả, việc cai ti giả cho con là một điều không hề dễ dàng.

Trẻ bị phụ thuộcTrẻ bị phụ thuộc

Trên đây là một vài thông tin về những tác hại của việc ngậm ti giả ở trẻ không phải mẹ nào cũng biết. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các phụ huynh biết cách chăm sóc con tốt hơn!

Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống

Pgdphurieng.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn